Sau khi mất Vladimir_Ilyich_Lenin

Người đến viếng tang lễ LeninLăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva, Nga

Thi hài Vladimir Lenin được bảo quản trong Lăng Lenin ở Moskva. Vì vai trò duy nhất của Lenin trong việc tạo lập nhà nước cộng sản đầu tiên, và dù ông đã bày tỏ ý muốn chỉ một thời gian ngắn trước khi qua đời rằng không nên xây dựng một đài tưởng niệm nào dành cho mình, chế độ Xô viết đã tôn vinh ông như một vị thánh tôn giáo. Đôi khi các ngôi nhà Xô Viết treo hình hoặc đặt tượng Lenin[57]. Tới thập kỷ 1980 hầu như mọi thành phố lớn ở Liên bang Xô viết đều có tượng Lenin ở quảng trường trung tâm, hoặc một phố Lenin hay một quảng trường Lenin gần trung tâm, và thường là 20 hay nhiều hơn nữa các bức tượng nhỏ hay tượng bán thân ông trên toàn lãnh thổ. Trẻ em được kể các câu chuyện về "ông Lenin" từ khi chúng còn ở nhà trẻ. Ngoài ra, không ít đường phố, công trình xây dựng, xí nghiệp, nông trại ở Liên Xô được đặt tên là Lenin, chưa kể một tàu phá băng Liên Xô còn được đặt cho cái tên này[57].

Cứ mỗi năm có hàng trăm bài viết và sách viết về ông được xuất bản và thu hút cả người trẻ lẫn già. Rất nhiều vở kịch và phim ảnh nói về cuộc đời Lenin[57]. Từ khi Liên bang Xô viết tan rã, mức độ tôn sùng Lenin tại các nước cộng hòa hậu Xô viết đã giảm sút đáng kể, nhưng ông vẫn được nhiều thế hệ lớn lên trong giai đoạn hậu Xô viết coi là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng[58]. Nhiều bức tượng Lenin đã bị dỡ bỏ ở Đông Âu, nhưng nhiều bức khác vẫn tại vị, một số khác lại được dựng lên. Thành phố lớn nhất của nước Nga[57], Leningrad đã trở về với cái tên nguyên thủy của mình, Sankt-Peterburg, nhưng vùng xung quanh vẫn mang tên ông (tỉnh Leningrad). Các công dân Ulyanovsk, nơi sinh của Lenin, vẫn bác bỏ mọi ý định quay trở về cái tên cũ là Simbirsk. Tại Moskva, tượng Lenin vẫn đứng ở các cổng của hệ thống tàu điện ngầm, cũng như quảng trường Lenin vẫn giữ nguyên tên gọi. Trong cuộc bình chọn Những nhân vật vĩ đại nhất trong Lịch sử Nga với hơn 40 triệu người Nga tham gia năm 2008, Lenin đứng ở vị trí thứ 6[59].

Việc mai táng thi hài Lenin vẫn là chủ đề gây tranh cãi sau khi Liên Xô. Chỉ từ sau khi Vladimir Putin trở thành tổng thống, thì cuộc tranh luận trên mới dần lắng xuống. Cá nhân Tổng thống Putin rất tôn kính đối với Lenin, hơn nữa ông còn cổ vũ người dân Nga “hãy tự hào với tinh thần cách mạng của giai cấp vô sản Nga”. Chưa đầy một năm sau trên cương vị tổng thống Nga, Putin đã phát biểu: ông không muốn thi hài Lenin bị mang đi hỏa táng, mà “cần phải bảo vệ sự yên tĩnh của Người”[60].

Năm 2013, Chữ ký tay của Lenin đã được bán đấu giá tại Mỹ với mức giá 3,5 triệu rúp (hơn 100 nghìn dollar), là chữ ký đắt giá nhất thuộc về một chính trị gia, cao giá hơn cả chữ ký của các Tổng thống Mỹ. Theo ý kiến của chuyên viên đấu giá, Lenin có một mức độ nổi tiếng phi thường với danh hiệu "nhà lãnh đạo giai cấp vô sản thế giới”, và tại Mỹ, các du khách tin tưởng chắc chắn rằng Lenin là biểu tượng của Nga và luôn đến thăm Lăng Lenin. Chính vì thế mà chữ ký của Lenin có mức giá cao như vậy[61]

thủ đô Hà Nội, Việt Nam, tượng ông được đặt tại một công viên cùng tên[62].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vladimir_Ilyich_Lenin http://www.abc.net.au/news/2012-10-10/an-lenin-sta... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/335881/V... http://users.erols.com/mwhite28/warstat1.htm#Russi... http://findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&GRid=... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m0365/is... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9C0... http://www.nytimes.com/2004/06/22/science/a-retros... http://rt.com/politics/lenin-monuments-removed-squ... http://www.time.com/time/magazine/0,9263,760198041... http://www.torontosun.com/2012/05/04/stress-not-sy...